Những lưu ý cần biết đối với việc thay lọc dầu diesel

Việc thay lọc dầu diesel không chỉ máy móc dựa vào số km đã chạy mà còn cần để ý đến những biểu hiện của ô tô, từ đó tiến hành kiểm tra và vệ sinh hoặc thay mới.

Trên hầu hết những mẫu ô tô hiện nay đều được trang bị đầy đủ hệ thống lọc gió điều hòa, lọc dầu động cơ, lọc nhiên liệu,... Những bộ phận lọc nhiên liệu này có tác dụng quan trọng trong việc hạn chế cặn bã, bụi bẩn, cặn kim loại,... cùng nhiều thành phần khác gây cản trở sự lưu thông của không khí. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường sử dụng ô tô, mỗi bộ lọc cần được vệ sinh cũng như thay mới định kỳ để giúp động cơ và hệ thống điều hòa được hoạt động trơn tru cũng như ổn định hơn. Mặc dù vậy, không phải ai cũng hiểu được hết vai trò của những bộ phận này, bài viết hôm nay sẽ chia sẻ đến các bác những vấn đề liên quan đến việc thay lọc dầu diesel để có cái nhìn cụ thể hơn về bộ phận này.

1. Lọc dầu diesel là gì?

Lọc dầu diesel ô tô

Trên chiếc xe ô tô có rất nhiều bộ phận nhằm thực hiện việc lọc những tác nhân gây hại cho hoạt động của xe, đó là bộ lọc không khí, lọc dầu động cơ, lọc dầu diesel,... Nhờ những bộ phận này, nguồn nguyên liệu sẽ được bảo đảm lọc sạch trước khi đưa vào buồng đốt.

Ngày nay, công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển nên những thiết bị này càng được phổ biến trên thị trường ngày càng được phát triển hơn giúp các bác tài có thể yên tâm lái xe an toàn, đồng thời giúp quá trình sử dụng xe cũng hiệu quả hơn.

Việc thay lọc dầu diesel rất quan trọng vì bộ phận này có cấu tạo từ giấy tiêu chuyển, gồm hỗn hợp xenlulozơ, sợi tổng hợp, sợi thủy tinh. Đối với một số dòng xe, bộ phận này được đặt nằm ở dưới gầm xe, gần động cơ dưới nắp ca po hoặc trong bình nhiên liệu. Việc thay lọc dầu diesel có thể diễn ra rất đơn giản vì chúng đang được bán rất phổ biến trên thị trường.

Về nguyên tắc sử dụng, dầu được được bơm vào xe sẽ đi qua bộ lọc nhiên liệu trước khi bị đốt cháy trong động cơ.

Lý giải cho việc cần phải thay lọc dầu diesel, sau một thời gian dài sử dụng xe, những bộ phận lọc này thường xuyên phải cản những bụi bẩn và tạp chất, lâu ngày dẫn đến tắc nghẽn khiến cho dòng nhiên liệu chế hòa khí hoặc vòi phun bị chặn lại nên động cơ không thể khởi động được, nếu nổ máy cũng xảy ra tình trạng bị giật cục hoặc xe khởi hành không ổn định.

2. Khi nào cần thay lọc dầu diesel

Thông thường, đối với những dòng xe sử dụng nhiên liệu dầu diesel, kích thước của dị vật nhỏ nhất bị giữ lại khoảng 1 micromet, đối với những dị vật lớn hơn cũng sẽ bị giữ lại ở đầu ống hút. Thường thì đối với các dòng xe này, nên thay lọc nhiên liệu sau khi xe vận hành khoảng 80.000 km.

Khi nào cần thay lọc dầu diesel

Đối với những dòng xe đời cũ hơn có sử dụng chế hòa khí, dị vật nhỏ nhất bị giữ lại có kích thước khoảng 70 đến 100 micromet. Vậy nên ở những đời xe cũ, thay lọc dầu diesel sẽ được thực hiện sau khoảng thời gian ngắn hơn. Trường hợp sử dụng xe cũ, các bác nên thay lọc dầu diesel định kỳ qua việc bảo dưỡng và chăm sóc cần thận để đảm bảo hệ thống bên trong xe được vận hành trơn tru hơn.

3. 5 dấu hiệu cho biết lọc dầu diesel bị nghẹt

Trong quá trình sử dụng, việc thay lọc dầu diesel cần được thực hiện không chỉ dựa vào số cây mà xe đã đi, nó còn phụ thuộc vào điều kiện sử dụng xe, một số dấu hiệu cho biết thay lọc dầu diesel bị nghẹt, đồng thời cũng là lời cảnh báo để các bác thay mới là:

Khi nổ máy xe không nổ

Có 3 trường hợp xảy ra:

- Xe không nổ máy được

- Xe nổ được nhưng lại không đều: khi tăng ga tiếng nổ không đều, có dấu hiệu lụp bụp do không đủ nguồn nhiên liệu cần thiết.

- Xe nổ được nhưng lại không chạy được: phải rất lâu rồi xe mới nổ máy nhưng đến khi nổ máy rồi lại không chạy được, nếu có cũng chỉ được một đoạn ngắn rồi yếu dần.

Một trong 3 trường hợp này xảy ra chứng tỏ xe có khả năng rất cao là đã bị tích tụ quá nhiều cặn bẩn, điều này khiến dầu không thể đến được buồng đốt. Khi đó, các bác hãy tiến hành kiểm tra cho và nếu bắt buộc thì hãy thay lọc dầu diesel để xe hoạt động lại bình thường.

Đầu máy có âm thanh lạ

Khi nổ máy được một lúc, nếu máy nóng và phát ra những âm thanh lạ thì có thể do bộ lọc nhiên liệu bị nghẹt khiến dầu vào buồng đốt không đủ khiến cho áp suất đầu máy giảm kéo theo áp suất buồng đốt giảm, gây nên tiếng kêu ở đầu máy.

Động cơ nổ ngoài

Dấu hiệu tiếp theo chứng tỏ cần kiểm tra vệ sinh hoặc thay lọc dầu diesel chính là thấy tia lửa bắn ra ở ngoài ống bô, điều này đồng nghĩa quá trình đốt nhiên liệu khi nổ máy không xảy ra trong xi lanh mà đã xảy ra bên ngoài động cơ, hiện tượng này được gọi là nổ ngoài.

Xe tiêu tốn nhiên liệu một cách bất thường

Nếu lọc dầu nhiên liệu bị bẩn hoặc tắc sẽ khiến dầu bơm vào máy không đủ, đôi khi sẽ bị thừa ra, cháy không hết và thải ra ngoài, vậy nên các bác sẽ cảm thấy xe tiêu tốn nhiên liệu hơn bình thường, lúc này có thể tiến hành kiểm tra vệ sinh hoặc thay lọc dầu diesel.

Đèn báo lỗi do bộ lọc nhiên liệu

Lọc dầu có chứa nước 

Thường thì trên bảng điều khiển sẽ có đèn báo này, vị trí đèn báo sẽ nằm gần với đèn báo lượng xăng:

- Khi đang chạy xe mà đèn nhấp nháy thì điều này đồng nghĩa với việc trong lọc nhiên liệu đang có nước.

- Khi đang chạy xe mà đèn sáng nhưng không nhấp nháy thì chứng tỏ lọc nhiên liệu đang bị nghẹt.

Có thể thấy, việc thay lọc dầu diesel không chỉ máy móc dựa vào số km đã chạy mà còn cần để ý đến những biểu hiện của ô tô, từ đó tiến hành kiểm tra và vệ sinh hoặc thay mới bộ lọc kịp thời, giúp cho chiếc xe vận hành trơn tru và hiệu quả hơn.

Xem ngay bài viết: Cốc lọc dầu ô tô là gì? Có cần thay cốc lọc dầu ô tô không?

Có thể các bác cũng quan tâm >>>  Sản phẩm lọc gió, lọc xăng xe ô tô <<<

PHỤ TÙNG Ô TÔ LIÊN PHƯƠNG

Địa chỉ: 268 Phan Văn Hớn Tân Thới Nhất, Quận 12, TPHCM

Hotline:  0798 563 579 - 0909 907 588

Email: gmparts.chevrolet@gmail.com


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn

KHOAN ĐÃ, CHÚNG TÔI CÒN NHIỀU TIN HAY DÀNH CHO BẠN!

Đã thêm vào giỏ hàng